Ảnh hưởng Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Nền kinh tế

Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng phát của dịch bệnh, các ngành công nghiệp tư nhân bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất.[148] Dịch COVID-19 còn ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế bao gồm hàng hải, hậu cần hay các lĩnh vực phân phối, bán lẻ trong nước. Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, lượng khách du lịch đến Việt Nam sụt giảm.[149] Nhiều doanh nghiệp, các hộ kinh doanh gặp khó khăn.[150][151] Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, dịch COVID-19 đã khiến ngân sách Việt Nam bị mất khoảng 150 tỷ đồng mỗi ngày, so với tháng 1.[152]

Thể thao

Vì dịch bệnh cũng buộc giải đấu V. League (2020) bị trì hoãn đến tháng 3 cho đến khi có văn bản đồng ý từ Tổng cục TDTT, trong đó ảnh hưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho vòng loại World Cup 2022 sắp tới.[153][154] Ngoài ra, trận bóng đá Siêu cúp quốc gia 2020 giữa TP. HCM và Hà Nội phải diễn ra trên sân thi đấu không khán giả để đề phòng dịch lây lan.[155] Mới đây, Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) và Chính quyền Hà Nội đã quyết định hoãn Cuộc đua Công thức 1 (F1) tại Hà Nội (Vietnamese Grand Prix) cho đến khi có thông báo mới.[156]

Văn hóa đại chúng

Một bài hát pop của Việt Nam có tên "Ghen Cô Vy",[157] là một bản làm lại của bài hát "Ghen"[158] năm 2017, đã được lan truyền trên mạng trong bối cảnh dịch virus corona đang hoành hành trên thế giới. Bài hát nhận được lời khen ngợi từ John Oliver trong chương trình Last Week Tonight with John Oliver, trở nên nổi tiếng và ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng mạng.[159] UNICEF cho rằng video có thể giúp chống lại nỗi sợ coronavirus.[160][161] Một phiên bản tiếng Anh đang được phát triển.[162][163][164]

Thị trường

Trước sự bùng phát của dịch, mối lo ngại trong cộng đồng đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu khẩu trang, nước sát khuẩn.[165] Nhiều nơi xuất hiện tình trạng tăng giá khẩu trang hoặc hết hàng; một số nhu yếu phẩm cũng bị đội giá.[166][167] Trước tình hình đó, lực lượng quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng[168] cường kiểm tra, xử lí nghiêm các trường hợp tăng giá gây ảnh hưởng tới lợi ích người tiêu dùng.[169][170][171] Đồng thời, nhiều biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là tại Hà Nội sau khi công bố ca nhiễm thứ 17.[172][173][174][175][176][177] Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định ngành nông nghiệp sẽ cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong thời gian dịch bệnh; tiếp tục giữ đà tăng trưởng xuất khẩu nông sản dù từ đầu 2020 đã phải ứng phó với COVID-19, thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu và dịch bệnh trong nông nghiệp.[178] Tuy nhiên, cũng vì mối quan ngại về dịch bệnh nên người dân có xu hướng tránh nơi đông người, gây ra cảnh ế ẩm, vắng vẻ tại các cửa hiệu, khu mua sắm,...[179][180]

Giáo dục

Một số trường đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Canh Tý đến hết 9 tháng 2.[181] Ngày 6 tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (Bộ GD&ĐT) đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa.[182] Ngày 8 tháng 2, đã có 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết 16 tháng 2 để phòng, ngừa dịch bệnh.[183] Đến ngày 14 tháng 2, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có công văn gửi các tỉnh, đề nghị các lãnh đạo tỉnh/thành xem xét, cho học sinh, sinh viên nghỉ học đến hết tháng 2 để phòng tránh dịch COVID-19. Sau công văn này, trong ngày 15 tháng 2, hàng loạt tỉnh thành đã ra quyết định cho học sinh trong tỉnh tạm nghỉ học đến hết tháng 2, thay vì trở lại trường vào 17 tháng 2 như các quyết định trước đó.[184] Đến đầu tháng 3, một số tỉnh đã có quyết định cho học sinh THPT và các trường Đại học, trung tâm Giáo dục thường xuyên đi học trở lại, trong khi một số tỉnh khác tiếp tục cho học sinh/sinh viên nghỉ học đến hết 8 tháng 3 hoặc đến giữa tháng 3.[185][186] Đến 16h ngày 13 tháng 3, nhiều tỉnh thành trong cả nước tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3, riêng TP.HCM tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến 5 tháng 4.[187][188] Cũng trong ngày hôm đó, Bộ GD&ĐT đã có công văn hỏa tốc đến các tỉnh/thành phố về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020[189], cụ thể: dự kiến kết thúc năm học trước ngày 15 tháng 7 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 8 năm 2020.[190][191] Đáng chú ý, đây là lần điều chỉnh khung kế hoạch lần thứ hai của Bộ GD&ĐT. Trước đó, vào ngày 22 tháng 2, Bộ GD&ĐT đã tiến hành điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần thứ nhất theo hướng: thời gian kết thúc năm học trước ngày 30 tháng 6 năm 2020 và tổ chức thi THPT quốc gia từ ngày 23 tháng 7 năm 2020 đến ngày 26 tháng 7 năm 2020.[192][193][194]

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều luồng ý kiến khác nhau xoay quanh việc có nên cho học sinh tiếp tục nghỉ học hay không. Đa phần các phụ huynh và học sinh đều đồng tình nên tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.[195][196][197] Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng học sinh là một trong những đối tượng dễ phát tán dịch bệnh nhất. Một số ý kiến khác lại cho rằng, việc nghỉ học liên tục sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Mặt khác, việc học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.[198] Còn theo ý kiến của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, đa số bệnh nhân nhiễm COVID-19 do có sự giao lưu, đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Tác nhân lây bệnh có khả năng từ hội nghị, đi lại tàu xe... Học sinh nếu đến trường, chịu sự giám sát của thầy cô, nên khả năng sẽ an toàn hơn.[199] Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh: “Chưa làm được cho phụ huynh và học sinh an tâm thì chưa cho đi học trở lại ngay. An toàn cả dưới góc độ chuyên môn lẫn trong suy nghĩ của học sinh và phụ huynh học sinh. Không nên cho đi học trở lại khi học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường, vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học”.[200][201]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200307-vir... http://baoquangninh.com.vn/dichbenhncov/202003/bo-... http://baoquangninh.com.vn/dichbenhncov/202003/den... http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202002/tang-gia... http://dangcongsan.vn/xa-hoi/viet-nam-cong-khai-mi... http://halongcity.gov.vn/web/guest/xem-chi-tiet-ti... http://kinhtedothi.vn/da-so-phu-huynh-muon-keo-dai... https://apps.apple.com/vn/app/ncovi-mobifone/id150... https://www.bbc.com/news/av/world-asia-51764846/co... https://www.cbsnews.com/news/coronavirus-preventio...